Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Mỹ có thể bùng phát nhiều ổ dịch mới

Mỹ tuần này vượt qua Trung Quốc và Italy để trở thành vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 104.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 1.700 người đã chết. Bang New York được coi là tâm dịch tại Mỹ khi báo cáo hơn một phần ba số ca nhiễm trên toàn quốc, nhưng các chuyên gia cảnh báo nhiều bang khác cũng có nguy cơ bùng phát dịch.

Hệ thống chăm sóc y tế bang New York đang trong tình trạng quá tải. Một bệnh viện đã phải xây nhà xác dã chiến, trong khi một cơ sở y tế khác ghi nhận tới 13 người chết trong vòng 24 giờ. Chính quyền bang và Vệ binh Quốc gia đang xây gấp 4 bệnh viện dã chiến với tổng cộng 4.000 giường bệnh để ứng phó.

Thống đốc New York Andrew Cuomo cảnh báo có thể mất thêm 21 ngày để dịch bệnh đạt đỉnh tại bang này, dù số ca nhiễm mới mỗi ngày dường như đang giảm.

Tàu bệnh viện USNS Mercy tiến vào cảng Los Angeles hôm 27/3. Ảnh: USMC.

Tàu bệnh viện USNS Mercy tiến vào cảng Los Angeles hôm 27/3. Ảnh: USMC .

Trong khi đó, nhiều bang có nguy cơ trở thành những ổ dịch mới. Hạt Los Angeles, bang California đã chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp ba lần chỉ trong 6 ngày và đà tăng vẫn chưa giảm tốc. Giám đốc Y tế Barbara Ferrer cảnh báo số người mắc Covid-19 tại Los Angeles có thể tăng gấp đôi sau mỗi 4 ngày trong vòng ba tuần tới.

"Nó sẽ ập tới dù bạn ở đâu. Hãy thực hiện mọi biện pháp để bảo đảm mọi người ở trong nhà", thị trưởng Los Angeles Eric Garcetti hôm nay nói.

Tổng Y sĩ Mỹ Jerome Adams cho rằng những ổ dịch mới có thể xuất hiện tại thành phố Detroit, Chicago và New Orleans. "Virus và cộng đồng địa phương sẽ quyết định tốc độ lây lan, chứ không phải quan chức ở thủ đô Washington DC. Mọi người cần theo dõi dữ liệu và đưa ra quyết định đúng đắn, đồ thị ca nhiễm ở mỗi nơi sẽ khác nhau", ông cho hay.

Các bệnh viện và quan chức y tế ở Chicago, bang Illinois đang chuẩn bị đón nhận lượng bệnh nhân tăng mạnh sau khi thị trưởng Lori Lightfoot cho rằng thành phố có thể chứng kiến hơn 40.000 người nhập viện trong tuần tới. "Chúng tôi đang xem xét phương án triển khai hàng nghìn giường bệnh, đó không phải vấn đề lý thuyết", giám đốc Sở Y tế Cộng đồng Chigaco Allison Arwady nói.

Tuy nhiên, bang Illinois đang gặp tình trạng thiếu kỹ thuật viên phân tích xét nghiệm nCoV. Ngay cả khi chính quyền có thể mua thêm máy móc và kit thử, họ cũng không có đủ nhân lực để vận hành, thống đốc J.B. Pritzker cho biết.

Tại bang Louisiana, nơi số người chết tăng hơn 40% trong một ngày và không có dấu hiệu giảm, các bệnh viện đang quá tải. Một số phòng hồi sức tích cực phải đặt túi giấy ở cửa để nhân viên y tế cất khẩu trang N95 khi ra vào. Họ phải tái sử dụng tới khi hỏng hẳn, dù loại khẩu trang này phải bỏ sau một lần dùng.

New Orleans, tâm dịch của bang Louisiana, đang thiếu máy thở và trang thiết bị đối phó Covid-19. "Đây sẽ là thảm họa định nghĩa thế hệ của chúng ta", Collin Arnold, giám đốc Văn phòng An ninh Nội địa dịch công chứng và Ứng phó Khẩn cấp New Orleans, cho hay.

Vũ Anh (Theo CNN )

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai - VnExpress
VnExpress
   

Thắt chặt an ninh Bệnh viện Bạch Mai

Hà NộiLực lượng an ninh, công an kiểm soát chặt hoạt động ra vào Bệnh viện Bạch Mai sau khi 12 người mắc nCoV tại đây.

Lộc Chung

Thời sự Thứ bảy, 28/3/2020, 20:19 (GMT+7)

 

Sau khi có kết quả xác nhận mắc COVID-19, đây là điều đầu tiên Thủ tướng Anh "tâm sự" với ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ 6 (27/3) vừa qua đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson, sau khi ông Johnson xác nhận mình đã dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp ( COVID-19 ), theo The Hill.

"Tổng thống [Trump] đã gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng [Johnson] vì tình hữu nghị thân thiết, đồng thời [ông Trump] cũng chúc [ông Johnson] sớm hồi phục", phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere cho biết trong một tuyên bố sau đó.

Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các nỗ lực quốc tế nhằm chống lại đại dịch COVID-19 và cứu vãn nền kinh tế toàn cầu đã chịu ảnh hưởng nặng nề sau khi nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới phải tạm thời đóng cửa nhằm làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

"Hai nhà lãnh đạo cũng đã bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ và Anh sẽ phục hồi và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết" - theo ông Deere.

Tổng thống Trump: Điều đầu tiên ông Boris Johnson nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở

Trong cuộc họp báo được tổ chức cùng ngày tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cũng đã chia sẻ với báo giới về nội dung cuộc trao đổi giữa ông và Thủ tướng Johnson khi đề cập tới vấn đề sản xuất máy thở:

"Điều đầu tiên ông ấy nói với tôi, đó là [nước Anh] cần máy thở. Ngày hôm nay ông ấy đã đề cập tới chuyện máy thở. Thật không may, ông ấy đã có kết quả dương tính [với SARS-CoV-2]. Điều đó thật khủng khiếp, nhưng ông ấy sẽ ổn. Tôi chắc chắn rằng ông ấy sẽ ổn.

Nhưng họ cần máy thở. Italy cũng muốn, Tây Ban Nha cũng vậy và Đức cũng thế. Họ đều rất cần máy thở. Chúng ta sẽ sản xuất thật nhiều để phục vụ nhu cầu của chúng ta và giúp đỡ cả các quốc gia khác", ông Trump nói.

Thủ tướng Johnson là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên trên thế giới mắc COVID-19. Trong đoạn video công bố tình hình sức khỏe của bản thân, ông Johnson cho biết ông sẽ tiếp tục trong thời gian cách ly và điều trị dịch công chứng bệnh. Bộ trưởng Y tế Anh cũng đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Vương Quốc Anh là một trong những quốc gia phát triển cuối cùng trên thế giới áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Ban đầu, chính Thủ tướng Johnson cũng có phần chủ quan khi tiết lộ với báo giới ông từng đến bệnh viện và bắt tay với bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, nước Anh đã xác nhận tổng cộng 14.543 ca nhiễm và 759 ca tử vong do COVID-19, và con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là "về nước ăn bám và lánh nạn"

Vừa qua, cộng đồng mạng đã có những phen bức xúc không tưởng đến từ bộ phận những  du học sinh về nước và đang chịu cách ly . Các du học sinh này đều cho rằng điều kiện mà khu cách ly cung cấp là hết sức tồi tàn, cũ kỹ hay thậm chí còn sử dụng từ ngữ khó nghe, gây phản cảm.

Tuy nhiên, đó không phải là toàn bộ những gì mà cư dân mạng Việt Nam chứng kiến từ các họ, vẫn có những chia sẻ, hành động từ cộng đồng những bạn đang du học quay trở về khiến nhiều người xúc động, 

Mới đây, trên Facebook cá nhân Trung.T.L. nghiên cứu sinh tiến sĩ tại California, Hoa Kỳ  đã đăng tải một đoạn trạng thái dài, chia sẻ về cuộc sống của một du học sinh ở nơi cách ly. Được biết, trước khi sang Mỹ du học, anh từng tham gia giảng dạy tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Anh đã về tới Việt Nam và tham gia cách ly tập trung ở Thanh Hóa đến nay đã là ngày thứ 9.  Anh cho rằng, những điều mà anh đang trải nghiệm trong những ngày qua khiến anh hồi tưởng về quá khứ tuổi thơ đầy niềm vui, và anh đang cảm thấy hạnh phúc trước những gì diễn ra xung quanh anh, nơi trại cách ly.

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 1.

Trích lược đoạn chia sẻ của Trung.T.L:

" Mấy hôm nay đọc tin nhiều chiều về cuộc sống cách ly, người thì bảo khổ, người thì bảo thế là sướng rồi, người thì chửi du học sinh là thượng đẳng, du học sinh thì đòi người người phải hiểu mình. Mình thấy trong mọi khó khăn trải nghiệm, những câu chuyện thay vì những lời phán xét sẽ giúp ích được nhiều. Vì truyện thì xây dựng kết nối và lòng đồng cảm.

Ở trong trại cách ly cảm giác mình đương nhiên là lẫn lộn buồn vui. Hiện giờ thì là vui. Vì cuộc sống trong trại cách ly làm mình nhớ thời thơ ấu của mình. Sống trong trại, mình như đang sống lại cái thời trẻ thơ ở Hà Nội.

Hồi đó có trò đi tắm nhà tắm công cộng, bố mẹ mình thường dẫn mình đi, cả nhà tắm chung và gặp mọi người ở chỗ tắm.Với mình, mình chỉ nhớ mỗi việc là phải chào nhiều, chào hết bác này cô nọ, chú này ông kia. Mình cảm thấy như cả cái thế giới mình hồi ý, ai cũng là người trong gia đình. Cứ đi tắm là phải chào. Khái niệm về riêng tư với mình không tồn tại.

Ăn ở thời đó thì đúng là no và ấm hơn là ngon và đẹp. Món mình thích hồi đó là cơm trộn đường và cơm cháy chan nước mắm. Cả 2 đều rất ngon và thơm. Giờ mới biết ăn thế không đủ chất nhưng mà no và trôi được. Thế nên mình cũng như các anh bộ đội ở đây, lùn tịt và nhỏ bé. Nhưng là kiểu nhỏ bé tràn trề sức sống (Cô bé hạt tiêu nhỉ). Ở nhà thì 3, và sau khi có em gái, thì là 4 người trên 1 giường, đắp 1 chăn, chui trong 1 màn. Mọi sinh hoạt ăn ở học ngủ đều diễn ra trong 1 phòng. Riêng tư không tồn tại, nhưng không có lúc nào mình cô đơn hay xì tress mà nhà lại không biết cả. Đến cả khi mình khóc hồi lớp 11 thì lúc đó em mình cũng đang ở cùng phòng 



Quần áo thì vừa mốt vừa rẻ. Mẹ hay mua hàng si đa, tức là quần áo second-hand ở chợ trời. Hồi ấy mình không biết, nhưng hóa ra toàn cầu hóa ra phết. Hay nói cách khác, người "nghèo" chúng mình thời đó, là dân toàn cầu chính hiệu đấy: Mũ cao bồi Mỹ, quần Levi, áo H&M Thụy Điển, giày Đức, tay cầm đồ chơi Héc-man, tay kia đọc Đô rê mon. Ngồi trên cái xe máy simson của Đông Đức. Hôm nay trong trại, có 4G, có email, có facebook, cuộc sống vẫn luôn liên kết. Quá khứ, hiện tại, không vì Cô-Vi với Dương Tính mà làm mất ý nghĩa cuộc sống.



Ở đây với 23 người, trước lạ sau quen, làm mọi thứ cùng nhau, cùng trong hoàn cảnh bị chửi là "về nước ăn bám và lánh nạn," mọi người là những người mình có thể chia sẻ cảm xúc được. (Hóa ra phòng mình đa phần là đi lao động về, chứ không phải đi du học đâu, chỉ có 3 người du học thôi).



Các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây có cái gì như bố mẹ mình hồi đó. Vừa xa cách, vừa mắng mỏ, nhưng lại đầy quan tâm và dịu dàng. Các bạn ở tây chắc vội vàng nghĩ tới Stockholm Syndrome mất.  Nhưng với mình, mình thấy hóa ra các chú bộ đội trong này rất là hiền lành và dễ mến. Họ ăn nói dịu dàng và biết làm trò cười nếu bạn mở lòng với họ trước.



Nghĩ đến họ, mình sống không thấy phải than phiền gì. Đây là cuộc sống của họ mà mình được sống, dù chỉ trong 14 ngày. Giường gỗ cứng, đau người khủng khiếp trong 5 ngày đầu. Chăn chỉ có 1 cái, mình phải chọn đắp hay là nằm lên làm đệm. Họ hàng ngày nhìn thấy cái kiểu Công chúa và hạt đậu của mình, mà họ chả tỏ ra ghét hay chửi gì. Cảm giác sống đời người khác mà không trọn vẹn có phần hơi bức bối. Ai cần gì vẫn đăng kí họ mua được. Mọi người ai cũng cảm thấy biết ơn và muốn trả ơn các chú bộ đội và y bác sĩ ở đây (phòng mình thấy bảo đóng góp nhiều lắm, không phải vì giàu, mà vì lòng biết ơn dẫn tới sự hào phóng vượt cái tôi).

 

6 điều rút ra từ cuộc sống cách ly của một du học sinh Mỹ khi bị coi là về nước ăn bám và lánh nạn - Ảnh 2.

Quang cảnh khu cách ly mà chàng nghiên cứu sinh đang ở

Mình thấy vui vì được sống lại cái thời của Ruồi trâu và Thép đã tôi thế đấy. Mình cũng ngạc nhiên là mình vẫn còn phần đó trong người. Hôm các chú bộ đội hỏi chuyển ra khách sạn, cả phòng mình ở lại, mình cũng ở lại. Vì sao ư? Mình ra khỏi phòng, nhìn ra cái sân rộng đầy cây cao cỏ xanh, ánh nắng, gió mát và bao nhiêu người trong trại, mình thấy hơi ngại cái cuộc sống trong 1 phòng khách sạn với vài ba người và không được đi hay nhìn ra cái gì. Mình về là vì vậy, đúng như mọi người nói, là trốn dịch. Nhưng dịch này là dịch Cô-Đơn. Vi là nhỏ, vie trong tiếng Pháp lại là cuộc sống. Cô-Vi, Cô-Đơn, buồn cười nhỉ?



Ở đây những cuộc sống xa lạ va vào nhau, câu chuyện "riêng tư" của anh giường bên, lời thủ thỉ tâm tình với vợ và con gái của anh giường dưới cứ thế mà xâm nhập vào lỗ tai mình. Cái mùi lao động, mùi thuốc, mùi người cứ thế xông thẳng vào mũi mình. Kiểm soát được không? Có lẽ không, nhưng có chọn hạnh phúc được không? Câu trả lời có.



Khi trở lại, hay khi ra khỏi trại, cuộc sống mình sẽ quay trở lại bình thường, tức là "văn minh" "sung sướng" "thoải mái tiện nghi" hơn. Vậy cuộc sống ngắn ngủi này dạy được mình cái gì?



- Sức sống của con người trong mọi hoàn cảnh khó mà dập được. Đời tị nạn, cách ly, rừng núi và đời "bình thường" đều có thể hạnh phúc được.



- Lối suy nghĩ cá nhân và phát triển khiến dịch công chứng người ta quên đi sự cần thiết của liên kết tập thể. Mình không muốn nói thời giờ tốt hơn rồi, quá khứ đã qua đi, đừng bắt các em phải sống theo quá khứ các chú, cũng đừng bắt các chú phải thấu hiểu nhu cầu tiện nghi hiện đại của các em. Thay vì đó, mình muốn mọi người thấy: mọi cuộc sống khác biệt, chênh lệch như vậy vẫn đang diễn ra ngay tại thời điểm này, thời hiện đại này, khi mà có những em được đặc quyền, và có những "em" bộ đội phải sống cơ cực. 



- Hãy luôn so sánh, đặt mình vào vị trí người khác để hiểu cho họ, sống cuộc sống của họ, và hành động giúp đỡ họ. 



- Mình thấy mình có rất nhiều đặc quyền, ai đi du học thì cũng có đặc quyền, có cơ hội học, hay có điều kiện kinh tế. Không phải chỉ có thời mình mới phải vừa làm vừa học lúc nhỏ, mà giờ ở nhiều nơi vẫn có các em làm nhiều hơn học để giúp gia đình. Hơn ai hết, mình biết nhiều em du học sinh còn khó khăn, nhưng cái khó khăn tương đối đó nên được so sánh với những khó khăn ở những nơi như Nghệ An. Có em từng bảo mình, khó khăn không đi du học được, và khó khăn ở đây là bố mẹ chỉ đóng được cho em 300 triệu 1 năm tiền học thôi. Mình thường bảo các em như vậy là có nhà mà bán, có tiết kiệm mà tiêu, có khả năng kiếm tiền mà chi là đặc quyền rồi đấy. Mình bảo các em là phải biết ơn gia đình đã hi sinh cho các em. Đặc quyền được hi sinh, không phải ai cũng có.



- Mình đang nghĩ giàu là tội lỗi không? Đương nhiên là không. Mình cũng thấy được cái mặt tốt hạn chế của suy nghĩ "người giàu giúp người nghèo." Mình cũng không tin vào suy nghĩ đơn giản như ai cũng làm 40 giờ, sao lại có người kiếm nhiều hơn người khác. Những suy nghĩ như vậy đơn giản hóa và không giúp ích được gì. Mình quan tâm hơn đến việc hệ thống giáo dục, cơ sở hạ tầng, giáo dục tư duy lối sống sao cho tăng điều kiện bình đẳng hơn đến mọi người.



- Cuộc sống trong trại, đặc quyền ở chỗ được nuôi ăn nên sinh nhiều thời gian rỗi hơn. Xem trong phim xưa của Trung Quốc mới thấy vì sao con trai nó học hành thành tài đỗ quan đỗ chức thì đều cưới vợ nấu cơm cho. Đi du học mà tự nấu ăn sẽ biết tốn thời gian thế nào. Những đặc quyền nho nhỏ vui vui đó, nếu để ý, sẽ thấy thành công đến từ những con người thầm lặng, những cử chỉ nhỏ nhặt không được nhiều người đánh giá cao. Nhờ đặc quyền đó, mình ngồi học, ngồi viết bài, và ngồi suy nghĩ được nhiều hơn. Và mình tự cảm thấy phải học, viết, nghĩ cho những người nuôi mình ăn.



Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch?

Nước có nhiều ca nhiễm bệnh nhất thế giới

Trung Quốc - nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên - từng là nước giữ vị trí này. Kế sau Trung Quốc là Italy, Biên phiên dịch với 80.589 ca dương tính theo số liệu cuối ngày 26/3. Tuy nhiên, sáng ngày 27/3, Mỹ đã chiếm vị trí dẫn đầu với 82.404 trường hợp mắc COVID-19, và con số này sẽ không dừng lại tại đây.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 1.

Cuối tháng 2, Trung Quốc có hơn 80.000 ca bệnh và dịch COVID-19 bùng phát tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran và Italy. Trong khi đó, tình hình tại Mỹ dường như vẫn ổn - ít nhất là về mặt số liệu. Ngày 20/2, Mỹ thông báo chỉ có 15 trường hợp và đều liên quan tới người di chuyển từ vùng dịch về.

Nhưng một khi các quan chức bắt đầu xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng, số lượng người nhiễm càng ngày càng tăng. Ngày 1/3, chỉ có 75 ca. Ngày 7/3, 435 ca. Ngày 14/3, 770 ca. Ngày 21/3, con số là 24.192. Ngày 27/3, 82.404 trường hợp - và con số này sẽ tiếp tục tăng trong nhiều tuần tới.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 2.

Ảnh: Jeremy Hogan/Echoes Wire/Barcroft Media

Tại sao mọi chuyện lại thay đổi nhanh như vậy? Có thể thấy câu trả lời là virus đã âm thầm lây lan trong khi người Mỹ không đề phòng. Hồi tháng 2, quan chức chính phủ, truyền thông, và thậm chí một số chuyên gia vẫn đảm bảo rằng không có gì phải sợ cho tới khi nó trở thành vấn đề đủ lớn để quan tâm. Tuy nhiên, tới nay, virus corona đã trở thành vấn đề quá lớn để có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tổng thống Trump cũng hứng chịu nhiều chỉ trích khi cắt giảm nhân sự, nguồn lực và các cơ quan cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh. Theo Vox, ông Trump đã đưa ra nhiều thông tin sai lệch về COVID-19 như đã làm với nhiều vụ bê bối trước đó.

Khi chính phủ Mỹ thờ ơ với dịch bệnh và có dấu hiệu từ các nước khác cho thấy đại dịch đã rất gần kề Mỹ, rất ít người dám nói thẳng. Những người làm như vậy đều bị cho là thổi phồng vấn đề. Hầu hết người Mỹ lắng nghe lời trấn an của chuyên viên y tế và nghĩ rằng con số lây nhiễm thấp phản ánh thực tế.

Trong lúc đó, virus vẫn tiếp tục lây lan.

Hiện tại, Mỹ đã trở thành quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh. Câu hỏi hiện tại là: Mọi thứ đã quá muộn hay chưa?

Số ca dương tính nhiều nhất thế giới: Ý nghĩa thực sự là gì?

Mỹ có số ca dương tính với COVID-19 nhiều hơn bất kì nơi nào trên thế giới. Tuy nhiên, cần phải xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.

Vấn đề đầu tiên, có thể Mỹ vẫn đang chưa làm đủ xét nghiệm (những người có triệu chứng nhẹ thường được yêu cầu tự cách ly ở nhà và không làm xét nghiệm), vấn đề này tại những quốc gia khác có thể còn nghiêm trọng hơn. Một số chuyên gia cho rằng, một số quốc gia như Iran, Ấn Độ và Indonesia hiện chưa thể tìm ra được tất cả người dương tính với COVID-19 vì vấn đề dân số đông, hệ thống y tế chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người khám bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 3.

Ảnh: John Moore/Getty Images

Một vấn đề khác là dân số. Mỹ hiện tại là quốc gia có dân số đông thứ 3 thế giới. Điều đó có nghĩa là tỉ lệ người nhiễm bệnh trên dân số vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Ví dụ, tại Italy, cứ 750 người dân lại có 1 người nhiễm. Ở Mỹ, tỉ lệ là 4.000 người dân có 1 người nhiễm. Chỉ số này có thể phản ánh rõ ràng hơn về tình trạng y tế ở một quốc gia và ảnh hưởng của virus tới nước đó.

Vậy nên, có thể thấy, Mỹ có số ca dương tính cao nhất thế giới vì có đông dân, virus lây lan mạnh và năng lực xét nghiệm trên diện rộng. Mỹ cần phải xử lí tình hình một cách nghiêm túc.

Virus corona đã xâm nhập nước Mỹ như thế nào?

Hồi tháng 1, Trung Quốc đã phong tỏa đất nước khi bệnh viện và các khoa chăm sóc đặc biệt (ICU) ở Vũ Hán bị quá tải do bệnh nhân nhiễm COVID-19. Mỹ đã phản ứng bằng cách cấm tất cả những công dân nước ngoài từng tới Trung Quốc để hạn chế dịch. Tiến sĩ Tom Frieden, cựu giám đốc của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nói: "Việc này đã giúp trì hoãn lượng người bị nhiễm bệnh trong một khoảng thời gian và giúp Mỹ có thêm thời gian chuẩn bị".

"Tuy nhiên, cách chính phủ phản ứng lại khiến mọi thứ diễn biến xấu đi".

Ban đầu, bệnh nhân phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được đặt ra trước khi được xét nghiệm. Ví dụ, người này phải từng tới Trung Quốc trong khoảng thời gian gần đây hoặc tiếp cận với một người được xác định dương tính.

Tức là, nếu người này nhiễm virus corona khi ở Hàn Quốc, Iran, Italy hoặc bất kì quốc gia nào khác có dịch bệnh, họ sẽ không được xét nghiệm. Nếu họ lây cho người khác, thì người đó cũng không được xét nghiệm. Bởi Mỹ cấm người nước ngoài tới từ Trung Quốc và chỉ xét nghiệm hạn chế với những tiêu chuẩn nhất định, do đó không thể phát hiện được liệu virus có đang lây lan tại Mỹ hay không.

Trong khi đó, mọi người vẫn tin tưởng số liệu từ CDC rằng không có ca lây nhiễm chéo tại Mỹ.

Các quan chức cũng trấn an người dân rằng nguy cơ do virus corona gây ra ở Mỹ "ở mức rất thấp" và truyền thông đăng tải các bài viết cho rằng người Mỹ chịu nhiều rủi ro từ cúm hơn là virus corona.

Dựa trên số liệu từ những bệnh nhân nhiễm COVID-19 đầu tiên, một nhà virus học ước tính tới cuối tháng 2, Mỹ đã có hơn 7.000 ca nhiễm bệnh.

Nếu phát hiện được con số này từ sớm, Mỹ đã có thể thực hiện xét nghiệm diện rộng và không cần áp dụng những biện pháp gây tổn hại tới kinh tế mà các quốc gia khác đang áp dụng để ngăn chặn virus, ví dụ như truy dấu những người đã tiếp xúc với các ca dương tính, tăng cường sản xuất khẩu trang và phân phối rộng rãi những trang thiết bị y tế cần thiết.

Thay vào đó, Mỹ lại ứng xử như thể vẫn an toàn trước dịch bệnh và bỏ lỡ thời điểm vàng để ngăn dịch bùng phát.

Những động thái chậm chạp

Tới tháng 3, rõ ràng việc lây nhiễm trong cộng đồng đã diễn ra tại nhiều thành phố ở Mỹ. Nhưng phản ứng với COVID-19 vẫn rất chậm. Tốc độ xét nghiệm vẫn không theo kịp được tốc độ lây nhiễm.

Các bang, hạt và thành phố Mỹ tự phải đưa ra quyết định đóng cửa trường học, tuyên bố tình trạng khẩn cấp, thúc giục người dân thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách trong xã hội, hoặc phong tỏa khu vực.

Chính quyền các vùng làm việc này mà không có dữ liệu đầy đủ do thiếu kết quả xét nghiệm từ cộng đồng. Italy đã đóng cửa toàn bộ trường học từ ngày 4/3 và đã phong tỏa đất nước khi có ít hơn 10.000 ca; Mỹ đã lần lượt vượt qua mốc 10.000 ca (ngày 19/3), mốc 20.000 ca (ngày 21/3) và mốc 50.000 ca (ngày 24/3) mà không có bất kì thông báo toàn quốc nào về việc hạn chế các hoạt động không cần thiết.

Việc phong tỏa khiến kinh tế gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng tính mạng của hàng nghìn công dân Mỹ cũng đáng lo ngại không kém.

Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt. Bang California đã yêu cầu toàn bộ người dân không rời khỏi nhà. 19 bang khác cũng làm theo. Khi tất cả các biện pháp được thực hiện, hơn một nửa dân số Mỹ sẽ được yêu cầu ở nhà để hạn chế tiếp xúc xã hội.

Tuy vậy, Mỹ đã thực hiện các biện pháp này quá muộn. Hiện tại, những vùng chịu ảnh hưởng nặng từ virus như New York, New Orleans, Atlanta, vẫn chưa thể giải quyết được vấn đề quá tải giường bệnh.

Những phương án để kết thúc đại dịch

Phương pháp phòng chống dịch của Hàn Quốc có thể sẽ là bài học để Mỹ làm theo. Để làm được việc này, Mỹ sẽ cần xét nghiệm càng nhiều càng tốt để xác định người bị bệnh, cách ly họ và tất cả những người từng tiếp xúc.

Đây là phương án được WHO khuyến khích dựa trên những gì đã quan sát tại các quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 4.

Ông Trump phát biểu về virus corona ngày 25/3. Ảnh: Mandel Ngan/AFP

Tăng cường năng lực chữa trị cũng sẽ mang lại thay đổi tích cực cho cuộc chiến chống lại virus corona. Nhiều loại thuốc hứa hẹn đang được thử nghiệm và nếu một phương pháp điều trị hoàn chỉnh được tìm ra, thế giới sẽ sớm quay lại thời kì như trước khi dịch bệnh bùng phát.

Cuối cùng, các nhà máy Mỹ có thể tăng cường sản xuất trang thiết bị bảo hộ và máy thở, tăng cường thông tin đến người dân về cách chăm sóc cho các bệnh nhân nhiễm COVID-19 cũng như cải thiện hiệu suất của các bệnh viện.

Hiện tại chưa phải kết thúc, mà trên thực tế, mọi chuyện mới chỉ bắt đầu và chính nước Mỹ sẽ quyết định kết quả của đại dịch lần này.

Đứng đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Mỹ đã sai lầm như thế nào trong quá trình chống dịch? - Ảnh 5.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới

Tháng Năm năm 2011, làng bóng đá thế giới bị sốc bởi thông tin của tờ báo Scotland, The New Sunday Herald . Tờ báo này bất ngờ đăng tin một siêu sao ẩn danh đã có mối quan hệ vụng trộm với cựu hoa hậu xứ Wales, Imogen Thomas.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 1.

Ấn phẩm ẩn danh cầu thủ dính bê bối nhưng ai cũng biết đó là ai...

Dù "siêu sao" trên đã cố dùng luật "bảo vệ người nổi tiếng" của Anh để bịt miệng tờ The New Sunday Herald thì cái tên RYAN GIGGS cuối cùng cũng lộ ra.

Đến ngày 6/6/2011, tới lượt News of the World bóc mẽ thêm một tin tức chấn động hơn thế nữa về Ryan Giggs với tựa đề: "Ryan Giggs và em dâu Natasha ngoại tình suốt 8 năm"...

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 2.

Bê bối của Ryan Giggs cũng là cú sốc cuối cùng tờ News of the World khai thác được vì sau đó họ đã bị đóng cửa, do bị kiện nghe lén điện thoại của nhiều người nổi tiếng hòng săn tin độc.

SỰ BẢO VỆ CỦA SIR ALEX VÀ NGƯỜI ĐỘI TRƯỞNG MẪU MỰC

Sir Alex Ferguson là "Boss", có quyền lực tối cao ở Man United. Ông không phải một vị HLV thông thường mà là người quản lý, kiểm soát hết thảy mọi thứ ở Quỷ đỏ. Dĩ nhiên với các cầu thủ, ông yêu cầu họ rất cao không chỉ về chuyên môn, thái độ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống.

Thế nhưng trước scandal đình đám của Ryan Giggs, Sir Alex không một lời trách móc. Thậm chí, ông còn hết lòng bảo vệ cậu học trò cưng.

Vụ lùm xùm của Giggs diễn ra ngay trước khi Man United đụng độ Barca ở Chung kết Champions League mùa 2010/11. Báo chí vốn đã chú ý tới trận Chung kết này thì nay như "phát cuồng" bởi vụ việc của đội trưởng Quỷ đỏ.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 3.

Sir Alex như người cha thứ 2 của Ryan Giggs và ông luôn bảo vệ anh.

Trong một buổi tập quan trọng ở sân Carrington, Man United mở cửa với truyền thông theo lịch thông báo từ trước. Nhưng Sir Alex báo Ryan tránh mặt buổi tập ấy. Ở phần họp báo, ông cứng rắn nói:

"Truyền thông khác gì con thú đói, lao vào đời tư cầu thủ như vồ mồi. Tôi không muốn bất cứ ai trong số các anh chị được gặp Giggs. Một ngày trước trận Chung kết, Giggs sẽ trở lại tập và tôi sẽ cấm tiệt truyền thông" .

Người đồng đội, người bạn cực thân Gary Neville thì thay mặt các cầu thủ Quỷ đỏ khẳng định ngắn gọn: "Tất cả chúng tôi đều bên cạnh cậu ấy" . Thời điểm ấy, dù truyền thông săn đón cực kì gắt gao nhưng không thành viên nào của đại gia đình Man United nói về tai tiếng của Giggs.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 4.

Gary Neville và các cầu thủ Man United luôn ủng hộ Ryan Giggs.

Phải chăng vì Ryan Giggs được Sir Alex - một thứ quyền lực tối thượng bảo hộ, nên hưởng đặc quyền ấy?

Cần phải biết trong quá khứ, mỗi khi học trò mắc sai lầm, vị cựu HLV người Scotland luôn sẵn sàng mắng nhiếc thẳng mặt. Ông đã từng ném giày rách mặt David Beckham vì tội đua đòi với giới giải trí đó thôi. Nhưng dù Giggs có ăn chơi cách mấy, không thể phủ nhận, anh là một người rạch ròi, một tiền vệ vĩ đại, một đội trưởng mẫu mực của Quỷ đỏ.

Lên đội một Man United từ năm 1990, chơi tới tận khi giải nghệ năm 2014, Giggs có 963 lần thi đấu cho Quỷ đỏ, ghi 168 bàn thắng. Mùa cuối cùng, Giggs đã 39 tuổi và vẫn có 32 trận đỉnh cao với đội chủ sân Old Trafford.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 5.

Ryan Giggs sẽ luôn là huyền thoại của Man United.

Để duy trì sự bền bỉ, Giggs tập thêm Yoga một cách cực kì chăm chỉ. Anh có thể không được ca ngợi về nỗ lực tập luyện khủng khiếp như đàn em Ronaldo, song ít ai rèn luyện chuyên nghiệp giống siêu sao xứ Wales.

Đi lên từ lò đào tạo của Man United, lập tức thành sao ngay khi mới lên đội một rồi là một trong các trụ cột, làm đội trưởng... chưa đồng đội nào từng than phiền về Ryan Giggs.

Anh không phải "thế lực đen" như một số siêu sao ở CLB khác thích trù dập đồng đội hoặc lật chân ghế HLV. Giggs đơn giản là người chỉ bảo về chuyên môn, khích lệ về tinh thần và cùng Ferdinand - là đầu tàu mỗi khi cả đội ăn chơi đàn đúm.

Vì thế, dù Giggs mắc sai làm không thể tưởng tượng nổi, những ai yêu Man United cũng sẽ tha thứ cho anh.

TUỔI THƠ ĐÁNG QUÊN HÌNH THÀNH NÊN NHÂN CÁCH MÉO MÓ

Giggs vẫn là thần tượng của hàng trăm triệu người nếu chỉ tính đến bóng đá. Nhưng anh thật sự có không ít vấn đề tồi tệ mà nhiều người không thể học theo. Năm 2017, bố của Giggs, ông Danny Wilson phải thốt lên.

"Nếu Giggs xin lỗi Rhodri thì nó sẽ sẵn sàng tha thứ. Nhưng Giggs chưa hề xin lỗi em trai. Thậm chí, nó còn bỏ rơi em trai" .

Ngược về năm 2014, khi chuẩn bị cưới vợ khác là cựu người mẫu 41 tuổi, Dawn Pritchar, ông Danny Wilson đã cấm con trai cả đến dự.

"Nó có thể là cầu thủ xuất sắc bậc nhất Premier League nhưng lại là người con tồi tệ. Tôi dự tính sẽ tổ chức một bữa tiệc cưới nhỏ. Tất nhiên, Rhodri sẽ có mặt nhưng Ryan thì không được mời tới" .

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 6.

Ông Danny Wilson và Ryan khi còn nhỏ.

Thời điểm ấy, bố của Giggs đã thông qua báo chí, gửi lời khuyên cho Giggs: "Tôi nhận thấy nỗi buồn trong mắt nó. Bạn có thể có tất cả thành công trong sự nghiệp nhưng hãy nhớ, chỉ có một gia đình. Điều mà nó nên làm lúc này là đối diện với sai lầm và hối lỗi. Một lời xin lỗi được nói ra sẽ khiến nó nhẹ gánh trên vai rất nhiều" .

Còn em trai Giggs, Rhodri nạn nhân chính trong tai tiếng của ông anh, thì nói: "Nếu Ryan không chịu xin lỗi, anh ta sẽ không bao giờ được nhìn mặt gia đình tôi. Cánh cửa trở lại luôn rộng mở, tất cả phụ thuộc vào anh ta mà thôi" .

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 7.

Mối quan hệ của Giggs và em trai bị phá vỡ một cách tồi tệ.

Nhưng bất chấp tất cả, sau rất nhiều năm, Giggs vẫn không hề xin lỗi. Năm 2015, truyền thông đưa tin rằng Giggs đã gặp gỡ Rhodri trở lại, thậm chí cả 2 còn cùng ngồi uống với nhau. Nhưng có vẻ, Giggs vẫn không nói ra điều cần thiết.

Ngược về trước cả khi lùm xùm của Giggs bộc phát năm 2011, anh từng kể: "Tôi lớn lên trong hoàn cảnh như thế và tôi buộc phải chấp nhận tuổi thơ ấy đã gây ra nhiều tác động tiêu cực vào tính cách của mình khi trưởng thành" .

Vậy tuổi thơ Ryan Giggs tồi tệ đến thế nào mà anh khi thì là một người đội trưởng mẫu mực, lúc lại là tay chơi phóng đãng, người con và người anh trai tệ hại?

Anh chào đời tại bệnh viện St David’s, Cardiff (xứ Wales) vào ngày 29/11/1973. Ông Danny Wilson đã bất chấp sự ngăn cản của nhà gái để đến với bà Lynne Giggs, từ đó sinh ra Ryan. Bỏ tất cả theo chồng nhưng bà Lynne chỉ nhận lại trái đắng. Ông Danny nghiện rượu và thường xuyên đánh mắng vợ ngay trước mặt các con.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 8.

Ông Danny khiến tuổi thơ của Ryan vô cùng khó khăn.

Không chỉ vậy, khi mẹ là người da trắng còn bố là người da màu, Ryan Giggs cũng thường xuyên bị bạn bè chế nhạo.

"Những đứa trẻ biết cha tôi là người gốc Phi lên đã giễu cợt không ngừng. Ở trường của tôi hầu hết đều là học sinh da trắng. Tôi chưa từng nghĩ đến chuyện làm tổn thương ai. Tôi là thằng bé hiền lành và nhút nhát. Bóng đá chính là giải pháp giúp tôi quên đi nỗi buồn thực tại và tiếp tục hi vọng vào tương lai" - Giggs tâm sự.

Tới năm anh 14 tuổi, cha mẹ ly hôn và 2 năm sau, bà Lynne tái hôn. Thời điểm ấy, dù quan hệ với cha không quá đỗi tệ hại, Ryan lại có quyết định dịch công chứng bất ngờ là đổi theo họ em. Cậu em Rhodri cũng làm điều tương tự.

TAY CHƠI NGẦM Ở MAN UNITED

Ở một khía cạnh nào đó, Ryan Giggs thật sự giỏi vì biết cách che đậy hàng đống thứ lùm xùm trước truyền thông Anh vốn luôn khao khát xâu xé triệt để các scandal. Từ những năm 1990, sớm nổi danh khi lên đội một Man United, Giggs đã trở thành một tay chơi máu mặt. Anh có quan hệ với rất, rất nhiều mỹ nhân đình đám nhưng đều ít bị lên mặt báo.

Cần phải biết, giới thạo tin ở thành Manchester đã đặt hẳn biệt danh cho một khu phố có tên Peter là "góc của Giggsy" vì cựu đội trưởng Quỷ đỏ thường xuyên đưa các người đẹp tới đây tìm vui.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 9.

Dani Behr

Dani Behr là bạn gái đầu tiên của Giggs được công khai danh tính năm 1994. Sau đó, Giggs có mối tình 6 tháng với người đẹp Louise Callaghan rồi đến cô sinh viên Roberta Simpson, sau đó tới nữ diễn viên Davina Taylor.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 10.

Davina Taylor

Tới năm 1996, Giggs cặp kè cùng nữ tiếp viên hàng không Lisa Rys-Halska, đồng thời anh bắt thêm "cá" là mỹ nhân Patsy Kensit.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 11.

Patsy Kensit

Cô em gái Emma Garder của cậu bạn thân Dave cũng không bị Giggs bỏ sót. Sau Emma, Giggs cặp với người anh cưới là vợ sau này, Stacey Cooke (kết hôn 9/2007). Thời điểm Stacey mang bầu, Giggs được cho là ngoại tình với nhân viên quan hệ công chúng Caroline Stanbury cũng như người đẹp Rachel Hunter.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 12.

Rachel Hunter

Sau này, danh sách ngoại tình của Giggs kéo dài với nhiều cái tên đình đám như hoa hậu sát cầu thủ Daniella Lloyd, MC Cai Ferrer, nữ diễn viên Davina Murphy hay cựu hoa hậu xứ Wales Imogen Thomas.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 13.

Daniella Lloyd

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 14.

Imogen Thomas

Cô vũ nữ thoát y Christina James còn từng tuyên bố đã trải qua "chuyện ấy" tới 4 lần trong 1 đêm cùng Giggs. Một người bạn thân cận với Ryan nói về ngôi sao Man United:

"Giggs luôn là linh hồn của các bữa tiệc tùng. Nhưng cậu ấy đủ khôn khéo để chắc chắn rằng không ai có thể biết được mình đang làm gì đằng sau cánh cửa đóng kín" .

Nhưng đi đêm lắm có ngày gặp ma. Năm 2016, dù đã cố gắng tha thứ cho Giggs sau ồn ào năm 2011, Stacey cũng dứt áo ly hôn. Stacey phát hiện Giggs ngoại tình với một cô hầu bàn ở nhà hàng chồng làm chủ và không thể chịu đựng thêm được nữa. Vụ ly hôn này đã làm tổn hao của cựu sao Man United tới gần 20 triệu bảng.

GIẬT BỒ CỦA BẠN VỀ LÀM VỢ

Thực ra, ngay chính việc cưới cô vợ Stacey Cooke đã là một lùm xùm lớn của Giggs. Trước khi tới với Giggs, Stacey là bạn gái của Dave Garder - bạn thân cựu sao Man United. Giggs thì yêu em gái bạn, Emma Garder rồi làm cô này có bầu, bị ép cưới.

Nhưng cuối cùng, Emma Garder vô tình sảy thai, Giggs cố thoát khỏi đám cưới và giật Stacey từ cậu bạn khốn khổ sau đó cưới cô làm vợ. Bắt đầu đám cưới bằng một scandal tranh cãi, không khó hiểu khi sau đó, Giggs cũng ly hôn Stacey theo cách không hề vui vẻ.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 15.

Stacey Cooke

VỤ NGOẠI TÌNH ĐI NGƯỢC LUÂN THƯỜNG ĐẠO LÝ

Ryan Giggs đã vụng trộm với Natasha được 8 năm, tính tới thời điểm năm 2011. Như vậy, anh đã cặp kè cùng người đẹp này từ năm 2003, trước cả khi kết hôn cùng Stacey. Mối quan hệ này vẫn kéo dài sau khi Giggs kết hôn năm 2007, hay khi em trai kết hôn năm 2010. Thậm chí, có cả thông tin cho rằng Giggs còn tán tỉnh chính mẹ Natasha, tức mẹ vợ của em trai.

Một chi tiết đắt giá khác, ngay trước lễ cưới, Natasha phát hiện mình có thai và nghi là của Giggs. Cựu sao Man United đã nhét cho cô bồ 500 bảng để đi phá. Cuối năm 2011, Natasha kể lại chuyện này và chê Giggs là đồ keo kiệt. Cô cũng kể:

"Bất cứ lúc nào Ryan gọi, tôi cũng đến với anh ta. Tôi không hiểu tại sao nhưng tôi nghĩ, lý do duy nhất khiến mình hứng thú với mối quan hệ tội lỗi này là bí mật của cả 2 giống như một câu chuyện ly kỳ trong cuộc đời vốn quá nhạt nhẽo. Nhưng rồi tôi nhận ra, đó chỉ là một câu chuyện bỉ ổi rẻ tiền. Tôi đã làm tổn thương Rhodri, dù tôi yêu anh ấy" .

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 16.

Natasha và Rhodri khi còn mặn nồng.

Có lẽ với Ryan Giggs, mối quan hệ tồi tệ này cũng xuất phát từ cảm giác "ly kỳ vì bí mật". Bởi lẽ nếu muốn ngoại tình với một cô gái xinh đẹp, anh đâu thiếu mục tiêu. Nhưng rốt cuộc, Giggs lại vì sự ích kỷ và ham muốn "ly kỳ" của mình mà đẩy cậu em trai vào khốn khổ tận cùng.

Như để trả thù Giggs, Natasha đã lên tiếng chê bai khả năng "giường chiếu" của ngôi sao này thua kém Rhodri, đồng thời khẳng định mình chưa từng một lần thỏa mãn suốt 8 năm ngoại tình cùng anh trai của chồng.

Giggs không lên tiếng chút nào trước truyền thông. Nhưng cũng dịp cuối năm 2011, ngay sinh nhật Natasha, khi vô tình đụng độ cô, anh được cho là đã buông hàng loạt ngôn từ tệ hại vào tình cũ.

" Đó là ngày sinh nhật của tôi, một ngày sinh nhật mà tôi không bao giờ quên. Ryan và vợ của anh ta đã mạt sát tôi. Trong khi đó, Rhodri lại đến với tôi.

Tôi và Ryan đều có lỗi, đôi khi tôi không dám nhìn mình qua gương, nhưng dẫu sao tôi cũng đã chấp nhận nó. Còn Ryan Giggs, khác với Rhodri, anh ta vẫn là kẻ đê tiện, không đáng mặt đàn ông. Tôi không muốn nhìn thấy anh ta một lần nào nữa, dù là qua TV. Tôi giờ đây là fan của Man City ".

Gia đình Rhodri sớm tan vỡ. Cậu em trai của Giggs không giàu nhưng cũng đủ sống và có được những mối quan hệ mới. Natasha thì chịu nhiều tai tiếng nhưng cũng có sự nổi tiếng kèm tiền bạc khi liên tục bán các câu chuyện lên mặt báo.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 17.

Natasha trở nên nổi tiếng trong... tai tiếng.

Giggs chịu rất nhiều tổn thất. Hàng loạt nhãn hàng quay lưng với anh, thậm chí cựu sao Man United còn phải đền bù hàng chục triệu bảng vì làm tổn hại tới danh tiếng của các đối tác. Ngoài ra, Giggs còn mất 20 triệu bảng khi ly hôn vợ.

May mắn cho Giggs là rất nhiều người vẫn tha thứ cho anh, đặt niềm tin vào ngôi sao này. Sau khi giải nghệ năm 2014, Giggs vẫn có nhiều thương vụ làm ăn thuận lợi. Hiện tại, anh vẫn cộng tác với rất nhiều nơi trên thế giới về bóng đá.

Năm 2019, Giggs một lần nữa công khai mối quan hệ mới là với nữ DJ kém mình 15 tuổi, Helen Stelling Holt. Có thể khoãng đời phóng túng của Giggs đã qua và hy vọng anh sẽ có cuộc sống mới thật ổn định, hạnh phúc.

Huyền thoại bất tử & vết đen không thể xóa sạch vì bê bối chấn động thế giới - Ảnh 18.

Helen Stelling Holt

Xem thêm các bài viết về đời sống đầy cảm dỗ của những siêu sao trong làng thể thao tại đây .